Skip to main content

Thông tin về chứng ho lâu ngày (ho gà)

Thông tin về chứng ho lâu ngày (ho gà)

Pertussis facts in Vietnamese

Ho lâu ngày là gì?

  • Chứng ho lâu ngày, còn gọi là ho gà, là bệnh ho rất dễ lây do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra.
  • Mọi người ở tất cả các độ tuổi đều có thể bị ho gà, nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ bị bệnh nặng, nhập viện và tử vong cao nhất. Phụ nữ mang thai bị ho gà gần thời điểm sinh nở có thể lây bệnh cho em bé mới sinh của mình.

Có những triệu chứng nào?

  • Triệu chứng xuất hiện từ 6 đến 21 ngày (trung bình 7–10 ngày) sau khi phơi nhiễm với người bị nhiễm bệnh.
  • Triệu chứng ban đầu kéo dài từ 1 đến 2 tuần và bao gồm:
    • Chảy nước mũi
    • Sốt cấp độ thấp
    • Ho nhẹ
    • Ngưng thở (dừng thở tạm thời thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi; trẻ sơ sinh bị ngưng thở có thể bị tái xanh và cần tới gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế ngay lập tức)
  • Sau 1 đến 2 tuần triệu chứng tiến triển thành:
    • Ho nặng hơn, thường nặng hơn vào ban đêm
    • Các cơn (các đợt) ho kịch phát xảy ra nhanh có thể dẫn đến nôn khan hoặc nôn mửa
    • Ho kèm theo "tiếng khúc khắc" the thé
  • Người bị ho gà có thể trông và cảm thấy khỏe mạnh giữa các đợt ho.
  • Các đợt ho có thể kéo dài từ 10 tuần trở lên.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em bị ho gà thường có những cơn ho nặng khiến trẻ thấy khó ăn, uống, hít thở và ngủ.

Ho gà lây lan như thế nào?

  • Người bị ho gà lây truyền bệnh khi ho hoặc hắt hơi trong khi tiếp xúc gần gũi với những người hít phải vi khuẩn khác.
  • Trẻ sơ sinh có thể bị lây bệnh ho gà từ các thành viên gia đình, những người có thể chỉ bị bệnh nhẹ và không biết mình bị bệnh ho gà.
  • Nếu không được điều trị, những người bị bệnh ho gà có thể làm lây bệnh trong ba tuần sau khi bắt đầu ho. Những người bị bệnh ho gà nên nghỉ học, nghỉ đi nhà trẻ, hoặc nghỉ làm cho đến khi 1) đã dùng kháng sinh được 5 ngày, hoặc 2) đã ba tuần trôi qua kể từ khi bắt đầu ho, hoặc 3) đã hết ho hoàn toàn.

Ho gà được chẩn đoán và điều trịnhư thế nào?

  • Ho gà được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm miếng gạc đặt ở phía sau cổ họng thông qua mũi để phát hiện vi khuẩn.
  • Ho gà thường được điều trị bằng kháng sinh. Quan trọng là cần điều trị sớm.
    • Điều trị có thể làm cho việc nhiễm bệnh bớt nghiêm trọng hơn.
    • Điều trị cũng có thể giúp ngăn ngừa lây lan bệnh cho người khác.
  • Đôi khi, ho gà có thể trở nên nặng và cần điều trị trong bệnh viện.

Ngăn ngừa bệnh ho gà như thế nào?

  • Cách tốt nhất để ngăn ngừa ho gà (chứng ho kéo dài) là được chủng ngừa. Điều đặc biệt quan trọng là phụ nữ mang thai cần được chủng ngừa mỗi lần mang thai (tốt nhất là trong khoảng từ tuần 27 đến 36) để giúp ngăn lây sang em bé.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được chủng ngừa vắc xin DTaP (vắc xin phòng ngừa bạch hầu, uốn ván và ho gà). Cần năm liều vắc xin để phòng ngừa hoàn toàn.
  • Trẻ lớn, thanh thiếu niên và người lớn có thể giúp bảo vệ mình và ngăn lây sang trẻ sơ sinh bằng cách dùng thêm một liều vắc xin Tdap tăng cường.
  • Cha mẹ cũng có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh bằng cách giữ trẻ cách xa bất kỳ người nào có các triệu chứng cảm lạnh hoặc đang bị ho.
  • Nếu quý vị đã tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh ho gà, bác sĩ của quý vị có thể kê toa kháng sinh để ngăn ngừa lây nhiễm.
expand_less