Skip to main content

Thông tin về bệnh thủy đậu

Thông tin về bệnh thủy đậu

Varicella/chickenpox in Vietnamese

Bệnh thủy đậu là gì?

  • Bệnh thủy đậu do vi-rút varicella zoster (VZV) gây ra. Bệnh thường nhẹ, nhưng có thể nặng ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người trưởng thành và những người có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Trước khi xuất hiện vắc-xin phòng ngừa thủy đậu, hầu hết mọi người bị thủy đậu trước tuổi trưởng thành và hầu hết người lớn bị thủy đậu khi còn nhỏ.

Có những triệu chứng gì?

  • Phát ban ngứa bắt đầu xuất hiện ở thân và mặt với các nốt màu hồng và các mụn nước nhỏ chứa đầy dịch ("mụn thủy đậu") sau đó khô đi và đóng vảy trong 4 đến 5 ngày.
  • Phát ban có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh; cũng có thể bị sốt và mệt mỏi.
  • Phát ban có thể nhẹ với một số mụn thủy đậu hoặc nặng với hàng trăm tổn thương do mụn thủy đậu.
  • Đôi khi bệnh thủy đậu có thể có các biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như nhiễm trùng da do vi khuẩn và viêm phổi.
  • Một số trẻ đã được chủng ngừa thủy đậu có thể bị thủy đậu nhẹ với một số lượng nốt nhỏ có thể không hình thành mụn nước hay đóng vảy cứng.

Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?

  • Vi-rút thủy đậu rất dễ lây lan và lây qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc phát ban từ người bị nhiễm bệnh hoặc qua dịch tiết từ đường hô hấp ra không khí khi hắt hơi hoặc ho. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
  • Người bị nhiễm bệnh rất dễ lây từ 1 đến 2 ngày trước khi xuất hiện phát ban cho đến khi tất cả các mụn đã đóng thành vảy – thường là 5 ngày kể từ thời điểm xuất hiện mụn thủy đậu.
  • Những người có hệ miễn dịch yếu do bệnh hoặc thuốc có thể bị bệnh nặng và kéo dài.
  • Người chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu hay tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu có 90% nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với thành viên gia đình bị bệnh thủy đậu.

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

  • Bệnh thủy đậu thường được chẩn đoán qua các triệu chứng và điển hình là xuất hiện phát ban.
  • Thỉnh thoảng nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ sử dụng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xem có bệnh thủy đậu hay không nếu chẩn đoán không rõ ràng hoặc nếu bệnh nặng.

Phòng ngừa bệnh thủy đậu như thế nào?

  • Chủng ngừa là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu. Vắc-xin phòng ngừa thủy đậu có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa bệnh thủy đậu, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nặng và các biến chứng của nó.
  • Khuyến cáo tiêm hai liều vắc-xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ em bắt đầu từ 12 tháng tuổi. Khuyến cáo tiêm liều vắc-xin thứ hai định kỳ cho tất cả các trẻ em từ 4–6 tuổi.
  • Cũng khuyến cáo tiêm hai liều vắc-xin cho thanh thiếu niên và người trưởng thành chưa bị bệnh thủy đậu.
  • Nếu quý vị không chắc chắn liệu quý vị đã bị thủy đậu hay chưa, hãy trao đổi với nhà cung cấp dịch vụ y tế của quý vị về việc xét nghiệm máu.

Tôi cần làm gì nếu tôi đã phơi nhiễm bệnh thủy đậu?

  • Nếu quý vị đã miễn dịch với bệnh thủy đậu, quý vị rất có khả năng sẽ không bị bệnh.
  • Nếu quý vị không miễn dịch với bệnh thủy đậu, tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu trong vòng 3 ngày kể từ khi phơi nhiễm bệnh có thể giúp phòng ngừa bệnh thủy đậu. Chủng ngừa trong vòng từ 3 đến 5 ngày sau khi phơi nhiễm bệnh có thể sẽ không phòng ngừa bệnh thủy đậu nhưng có thể khiến bệnh nhẹ hơn.
  • Những người có nguy cơ cao bị các biến chứng từ bệnh thủy đậu, chẳng hạn như những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non cần liên lạc ngay với nhà cung cấp dịch vụ y tế.

Bệnh zona là gì?

  • Bệnh zona, còn được gọi là herpes zoster hay zoster, là phát ban đau nhức ở da do vi-rút varicella zoster (VZV) gây ra. Sau khi một người khỏi bệnh thủy đậu, vi-rút ở lại trong cơ thể suốt đời. Thường vi-rút không gây ra bất kỳ vấn đề gì; tuy nhiên, vi-rút có thể tái xuất hiện nhiều năm sau, gây ra bệnh zona.
  • Phát ban do bệnh zona thường ảnh hưởng chính đến một bên mặt hoặc cơ thể. Phát ban bắt đầu khi mụn nước đóng vảy sau 3 đến 5 ngày và kéo dài trong 2 đến 4 tuần. Trước khi nổi phát ban, thường xuất hiện tình trạng đau nhức, ngứa hoặc ngứa ran ở vùng phát ban phát triển. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, đau đầu, ớn lạnh và rối loạn tiêu hóa.
  • Tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của người bị bệnh zona có thể gây ra bệnh thủy đậu ở người nào đó chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu.
  • Khuyến cáo tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh zona cho người từ 60 tuổi trở lên để giúp phòng ngừa bệnh zona và giảm đau nhức và biến chứng.
expand_less